Lịch sử thám hiểm Nam_Đại_Dương

Các cuộc thám hiểm vùng Nam Cực

USS Vincennes tại Vịnh Disappointment, châu Nam Cực, đầu năm 1840.Bản đồ thám hiểm vùng cực Nam năm 1911

Vào tháng 12 năm 1839, một đoàn thám hiểm gồm tàu chiến USS Vincennes USS Peacock , thuyền buồm USS Porpoise (brig: thuyền hai cột buồm), Relief (full-rigged ship: thuyền ba cột buồm trở lên), Sea GullUSS Flying Fish (schooner: thuyền buồm dọc), đã khởi hành từ Sydney, Australia như một phần kế hoạch thám hiểm của Mỹ được sự chỉ đạo của hải quân nước này (đôi khi còn gọi là "cuộc thám hiểm Wilkes"). Đoàn thuyền tiến vào Nam Đại Dương, hay khi đó gọi là đại dương Nam Cực, và thông báo về việc khám phá "lục địa Nam Cực phía tây quần đảo Balleny" vào ngày 25 tháng 1 năm 1840. Phần châu Nam Cực đó về sau đã được đặt tên là "Vùng đất Wilkes" và tên gọi này vẫn còn duy trì cho tới ngày nay.

Nhà thám hiểm James Clark Ross đã di chuyển qua vùng biển mà ngày nay được biết đến với tên gọi biển Ross và khám phá ra đảo Ross vào năm 1841 (cả biển và đảo đều đặt theo tên nhân vật này). Ông đã đi dọc theo một bức tường băng khổng lồ mà về sau được gọi là thềm băng Ross. Các ngọn núi ErebusTerror được đặt theo tên của hai chiếc thuyền trong chuyến thám hiểm của ông: HMS ErebusTerror.[31]

Endurance kẹt giữa những khối băng, Thư viện quốc gia Úc.

Cuộc thám hiểm Endurance năm 1914 do Ernest Shackleton dẫn đầu có mục tiêu vượt lục địa Nam Cực qua điểm cực Nam, nhưng con tàu Endurance của đoàn đã bị mắc kẹt và ép vỡ bởi những khối băng trước cả khi họ đổ bộ lên đất liền. Sau chuyến hành trình tới đảo Elephant, Shackleton và năm người khác đã vượt Nam Đại Dương bằng một chiếc thuyền gọi là James Caird và họ đã tới được Nam Georgia.

Vào năm 1946, chuẩn đô đốc hải quân Hoa Kỳ Richard Evelyn Byrd và hơn 4.700 quân nhân đã tới vùng Nam Cực trong một chuyến viễn chinh được gọi là Chiến dịch Highjump. Dù chuyến đi được thông báo tới công chúng là sứ mệnh khoa học, những chi tiết đã được giữ bí mật và có thể trên thực tế đây là một cuộc huấn luyện hoặc sát hạch quân sự. Số trang thiết bị quân sự là nhiều bất thường, gồm một tàu sân bay, một số lượng tàu ngầm, tàu hỗ trợ, lính xung kích và xe quân sự. Chuyến đi dự kiến kéo dài tám tháng nhưng đã bất ngờ kết thúc chỉ sau hai tháng. Không có lời giải thích thực sự nào cho việc kết thúc sớm được chính thức đưa ra.

Thuyền trưởng Finn Ronne, cán bộ điều hành của Byrd, đã quay trở lại châu Nam Cực trong chuyến viễn chinh vào năm 1947-1948 với sự hỗ trợ của hải quân, ba máy bay, và những chú chó. Phần lớn vùng đất Palmer và đường bờ biển Weddell đã được khám phá và vẽ bản đồ nhờ chuyến đi cùng việc nhận dạng thềm băng Ronne.[32] Ronne đã di chuyển quãng đường 3.600 dặm bằng ván trượt và xe chó kéo, nhiều hơn bất kỳ nhà thám hiểm nào khác trong lịch sử. Cuộc thám hiểm nghiên cứu vùng Nam Cực Ronne (RARE) đã khám phá đường bờ biển chưa được biết đến cuối cùng trên thế giới và là chuyến thám hiểm vùng Nam Cực đầu tiên có nữ giới tham gia.[33]

Lịch sử gần đây

Explorer tại châu Nam Cực trong tháng 1 năm 1999. Con tàu này đã bị chìm vào ngày 23 tháng 11 năm 2007 sau khi va phải băng trôi.

Hiệp ước Nam Cực được ký vào ngày 1 tháng 12 năm 1959 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23 tháng 6 năm 1961. Các điều khoản của hiệp ước hạn chế hoạt động quân sự ở vùng Nam Cực nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học.

Người đầu tiên vượt biển tới châu Nam Cực một mình là David Henry Lewis người New Zealand vào năm 1972. Phương tiện của Lewis là một chiếc thuyền buồm sắt có tên Ice Bird.

Emilio Marcos de Palma sinh gần vịnh Hope vào ngày 7 tháng 1 năm 1978 là người đầu tiên sinh ra ở lục địa Nam Cực đồng thời là người sinh tại địa điểm xa về phía nam nhất trong lịch sử.[34]

Explorer là một chiếc tàu du lịch vận hành bởi nhà thám hiểm người Thụy Điển Lars-Eric Lindblad. Cuộc hành trình tới châu Nam Cực của Explorer năm 1969 được xem như tiên phong cho ngành du lịch biển tại khu vực này hiện nay.[35][36] Đây là tàu du lịch đầu tiên được thiết kế để di chuyển trên vùng nước băng giá của Nam Đại Dương và cũng là con tàu đầu tiên chìm tại đại dương này sau khi va phải một vật thể chìm không xác định (theo báo cáo là băng) vào ngày 23 tháng 11 năm 2007.[37][38] Chiếc tàu đã bị bỏ lại tại vùng biển gần quần đảo Nam Shetland, khu vực thường giông tố nhưng khi đó thời tiết là đẹp.[39] Hải quân Chile xác nhận tàu chìm tại tọa độ xấp xỉ 62° 24′ Nam, 57° 16′ Tây, ở độ sâu khoảng 600 m.[40][41]. Không có nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Đại_Dương http://www.hemamaps.com.au/en/Buy/Wall%20Maps/Inte... http://www.theage.com.au/articles/2003/12/21/10719... http://www.austlii.edu.au/au/legis/vic/hist_act/tl... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild... http://www.antarctica.gov.au/about-antarctica/wild...